Cây lưỡi hổ là gì

cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ là gì? Chúng ta thường thấy mọi người đang quan tâm cũng như săn lùng tìm mua loài cây này. Vậy đây là loài cây có tác dụng gì mà hot đến vậy. Hãy cùng cây xanh VN tìm hiểu xem nhé

Cây Lưỡi hổ được mệnh danh là cây bảo vệ môi trường

Cây Lưỡi Hổ được Nasa chứng minh là loài cây có tác dụng làm sạch không khí, hấp thụ chất ô nhiễm,cải thiện không gian sống, đem lại tâm trạng tốt nhất trong số cây trồng trong nhà. Chúng ta cùng tìm hiểu những lợi íchtuyệt vời của cây lưỡi hổ nhé!

Cây lưỡi hổ trồng chậu mang lại vẻ đẹp sang trọng bất ngờ

 

Cây lưỡi hổ có ý nghĩa về mặt tâm linh

Cây lưỡi hổ có ý nghĩa Cầu chúc may mắn đến với bạn bè,đối tác, tân gia: an cư lạc nghiệp, năm mới tài lộc dồi dào.

Theo quan niệm Phương Đông, Trung Quốc, Nhật Bản, cây lưỡi hổ là loài cây phong thủy cây tượng trưng cho sức mạnh của loài hổ dữ có tác dụng xua đuổi ma quỷ và chống lại sự bỏ bùa. Lá lưỡi hổ mọc thẳng đứng từ gốc tượng trưng cho sức mạnh cá nhân.

Cây Lưỡi hổ có tác dụng trong chữa bệnh

Lưỡi hổ được chứng minh hấp thụ tốt độc tố gây ung thư như formaldehyde và nitrogen oxide . Lưỡi hổ là loài cây phù hợp nhất để trồng trong phòng ngủ bởi vì cây giúp tăng cường lượng oxy vào ban đêm.

Lưỡi hổ có tác dụng hấp thụ chất gây ô nhiễm, cải thiện không gian sống, là một trong số cây trồng trong nhà bền vững, nhiều công dụng, hiệu quả nhất.Theo công bố của NASA lưỡi hổ có thể hút được formaldehyde 0,938 grams/h. Với một phòng diện tích rộng khoảng 75m², ta trồng 1 cây lưỡi hổ có 4 lá là đủ giữ cho căn phòng hết ô nhiễm.

Đặc điểm cấu tạo cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ trồng thành dãy trong văn phòng tạo vẻ đẹp hiện đại và khỏe khoắn
Cây lưỡi hổ còn được biết đến với nhiều tên gọi hổ vĩ, lưỡi cọp, hổ thiệt. Cây Lưỡi Hổ có nhiều loại: Lưỡi Hổ vàng, Lưỡi Hổ đỏ, Lưỡi Hổ vằn với tên khoa học Sansevieria trifasciata thuộc họ Măng tây, nguồn gốc từ Nigeria.Lưỡi hổ là loài cây mọng nước, thực vật không có thân trên mặt đất, mọc thẳng đứng chiều dài từ 30- 80 cm, có thân rễ. Lá lưỡi hổ dày, cứng, dạng giáo hẹp mọc thành bụi 5-6 lá.

Lá lưỡi hổ kết hợp hài hòa giữa các màu xanh bóng, xanh đậm và hai dải màu vàng kéo dài từ gốc đến ngọn. Hoa lưỡi hổ có màu trắng lục nhạt mềm mại, có 6 cánh thuôn dài 3,5cm. Hoa lưỡi hổ mềm mại đối lập với thân láTuy nhiên loài hoa này khá hiếm gặp.

Xem thêm:

Cây Phong lá đỏ

Cây Ngân hạnh

Cây hoa anh đào

Cây Hoa Mộc Lan

Cây vú sữa

Cách trồng chăm sóc cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ là một trong số loài cây khỏe mạnh có sức sống bền bỉ nhất. Cây lưỡi hổ là một trong số ít cây chịu nóng, chịu khô hạn tốt, cũng như có thể sống trong điều kiện thiếu ánh sáng trong thời gian dài.

Cây lưỡi hổ phát triển nhanh, dễ trồng và dễ chăm sóc

cây lưỡi hổ

Ánh sáng thích hợp với cây lưỡi hổ: Lưỡi hổ ưa khí hậu khô nóng, chịu rét khá kém. Cây chịu được ánh nắng trực tiếp, nhưng vẫn sống khỏe mạnh trong nhà hoàn toàn hoặc bóng râm.

Đất trồng phù hợp cây lưỡi hổ:

Cây có thể trồng được với mọi loại đất từ đất tốt đến đất khô cằn kể cả đất pha cát và sỏi .Đất trồng lưỡi hổ nên có độ kiềm cao.

Tưới nước cho cây lưỡi hổ:

Lưỡi hổ chịu hạn cực tốt, không nên tưới nhiều vì cây chịu úng rất kém. Thời tiết mùa đông,có thể tưới nước 1 tháng/ lần. Mùa hè khô hạn tăng cường hơn nhưng cũng ít hơn nhiều so với các giống cây trồng khác khoảng 1tuần/lần.

Nhiệt độ phù : Cây Lưỡi Hổ phát triển ở nhiệt độ ấm áp, nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển từ 18-30oC,

Nếu nhiệt độ dưới 10oC kéo dài quá lâu có thể làm lưỡi hổ kém phát triển và chết.

Độ ẩm: Lưỡi hổ ưa khô nên thích độ ẩm trung bình, nếu cao quá sẽ làm chết cây do thối rễ.

Phân bón: Cây lưỡi hổ có khả năng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu dinh dưỡng trung bình, khoảng vài tháng bạn bón phân cũng không sao, nhưng tránh bón vào mùa lạnh , lúc đó cây hấp thụ kém.

Ứng dụng trang trí cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần thích hợp làm cây để bàn và cây trang trí trong nhà. Đặc biệt lưỡi hổ được ưa chuộng trồng sen vào các tiểu cảnh sân vườn hoặc các bản thiết kế sân vườn mang tính phong thủy cao.

Cây lưỡi hổ được dùng trang trí để tạo cho không gian trong lành, tươi mát, hài hòa với thiên nhiên.Cây Lưỡi hổ trồng ở nhà máy, bệnh viện, văn phòng, nhà ở… Màu sắc của lưỡi hổ tạo ra cảm giác thoải mái và an lành. Câyđược trồng trong chậu kiểng hoặc trồng ở trong vườn nhà.

Ngoài tác dụng làm cảnh lọc không khí tốt, lưỡi hổ còn được dùng trong đông y làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả: Ngày dùng 6-12g lá nhai với muối ngậm nuốt nước dần dần để chữa khản tiếng,ho, viêm họng.