Cây đa búp đỏ
Tên gọi khác: Cây đa ấn độ, Đa cao su, đa dai
Tên khoa học: Ficus elastica
Thuộc họ dâu tằm – Moraceae
Nguồn gốc:
Trước đây cây được một người pháp đem trồng tại Việt Nam để thử nghiệm nhằm lấy cao-su thay thế cho những vùng sinh thái đặc thù. Nhưng cây cao-su được thử nghiệm không thành công nên đổi tên gọi là cây Đa cao-su.
Cây có nguồn gốc từ Assam Bắc Ấn, Đông Himalaya, Sumatra, Java cho tới Malaysia.
Cây đa búp đỏ có nhiều cành mọc tỏa ngang luôn sinh ra những khí sinh mọc thỏng theo địa hướng đông, tạo thành những thân giả khiến cho cây chiếm không gian rộng lớn, vì lý do này nhiều tác giả đã đạt cho cây biệt danh cây sinh dưởng ngang hay nói cách khác là cây sinh trưởng vươn vai. Do cây có búp non đẹp, lá bóng bắt mắt nên được nhiều người yêu cây cảnh ưa chuộng, Ngoài việc chọn cây làm tôn dáng tiểu cảnh sân vườn, cây còn được sử dụng làm cây bóng mát từ các cơ quan hành chính tới các khuôn viên.
Mô tả:
Thân: Thuộc thân cây gỗ lớn có thể cao tới 30m với bộ rễ khỏe
Lá: lá đơn mộc mạp, mọc cách, lá khi non có màu đỏ pha xanh, mép lá nguyên, búp bao chồi dạng lớn có màu đỏ.
Hoa: Hoa mọc thành cụm, có màu cam sau dần chuyển sang màu đen
Phương pháp trồng
– Cây đa búp đỏ được nhân giống bằng phương pháp vô tính. Có thể thực hiện bằng cách giâm cành hay chiết cành. Tuy nhiên phương pháp giâm cành cho hiệu quả cao hơn.
– Nên tiến hành giâm vào cuối mùa xuân hay đầu mùa hè, chọn những cành đã hóa gỗ có tuổi đời khoảng 1 năm mọc ra từ giữa thân để giâm, cần giữ lại những mầm, loại bỏ những lá ở dưới, buộc 2 lá phía trên lại với nhau sau đó dùng tro cây để bôi lên vết thương. Tiến hành giâm cành đó vào đất cát hoặc đất khoáng,
– Sau khoảng 2 – 3 tuần cành sẽ cho ra rễ mới, nhiệt độ thích hợp để cây ra rễ từ 18 – 25 độ C.
– Có một điểm cần lưu ý tới giới chơi cây cảnh đó là nhựa của cây có tính độc nhẹ, có thể gây ra một số dị ứng cho những người mẫn cảm khi ăn hoặc khi chạm tay trực tiếp. Tốt nhất khi tiếp xúc với cây nên đeo bao tay để tránh xảy ra những hiện tượng trên.