Nguồn gốc lịch sử của Cây Mật Gấu
Cây mật gấu còn gọi là cây là đắng có tên khoa học là Vernonia amygdalina Del. Hoặc Gymnanthemum amygdalinum thuộc họ Cúc (Asteraceae). Loài cây này đã được các nước bên châu Phi sử dụng từ lâu. Sau này mới lan rộng sang các nước châu Á và châu Âu trong đó có Việt Nam.
Ở Sài gòn thì được mọi người gọi là cây Lá Đắng. Còn ở các vùng lân cận tùy theo đặc điểm địa lý mà họ gọi với tên gọi khác như Cây cơm kìa, Cây Kim thất tai
Cấu tạo hóa học của cây mật gấu
Với vị đắng chủ yếu là do trong chúng có chứa các chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside. Các chất sinh học chứa trong cây mật gấu là terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene. Có khả năng chống ung thư theo các nghiên cứu của Nhà khoa học tại Mỹ. Các chất muối khoáng đa dạng ở cây này là magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm. Vitamin A, E, C, B1,B2. protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenylalanine. Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.
>> Xem thêm: >> Cây Phong lá đỏ
Tác dụng sử dụng trong y dược
Các thành phần trong cây mật gấu được dùng để điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính. Lão hóa, Bị giun sán và vi khuẩn.
Theo các nghiên cứu năm 2004 của các nhà khoa học tại Mỹ. Thì cây mật gấu có tác dụng kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư vú.
Lá cây mật gấu nếu chúng ta nấu canh ăn hoặc nấu nước uống thường xuyên sẽ giúp tăng đề kháng. Giảm các bệnh nan y.
Ngoài ra ở Việt Nam hiện nay rất nhiều người tin vào tác dụng của cây mật gấu. Chữa các bệnh đái tháo đường, liên quan đến tiêu hóa.
Cây mật gấu có độc không?
Theo một nghiên cứu của các giáo sư hàng đầu tại Hoa Kỳ. Khi cho hai con bò, một con ăn lá mật gấu và một con không ăn. Sau sáu tuần thì 2 con bò đều khỏe mạnh. Có thể kết luận là cây mật gấu không có độc tố
Quý khách có nhu cầu về cây xanh xin liên hệ theo số hotline nhé
Xem thêm >> Cây Phượng Tím