Nguồn gốc xuất xứ của cây ngọc lan
Với 50 loài thuộc một chi,cây ngọc lan gợi cho chúng ta sự liên tưởng đa dạng và phong phú của loài. Cây thuộc loài cây xanh đem lại bóng mát, cho hoa thơm và làm cho cảnh quan thêm nghiêm trang và cổ kính.
Tên khác : Ngọc Lan Ta, Sứ Ngọc Lan, Ngọc lan Hoa Vàng
Tên khoa học Michelia champaca L
Thuộc họ thực vật: Magnoliaceae (Ngọc lan)
Có nguồn gốc ở Ấn Độ, được du nhập và trồng ở nước ta từ rất lâu đời.
Mô tả cây mộc lan
Thân: thuộc cây gỗ lớn, có vỏ nhẵn, màu xám, thân có nhiều cành nhánh dài và thẳng. Cao khoảng từ 5 – 20 m.
Lá: Lá thuôn có hình bầu dục, phía đầu nhọn, phía gốc tù, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông thưa. Lá có màu xanh non, khi già thì chuyển sang màu xanh đậm.
Hoa: Hoa đơn độc mọc ra ở nách lá có mùi rất thơm, có khoảng từ 10 – 15 cánh hình dải thuôn xếp xoắn ốc. Hoa có nhiều nhị, nhưng ngắn và hẹp. Hoa có rất nhiều bộ phận chúng không phân hóa thành đài và tràng hoa. Có màu trắng hoặc màu vàng, mỗi hoa có khoảng từ 10 đến 12 cánh hoa.
Quả kép: Có hình nón, mỗi quả đại có từ 1 đến 8 hạt.
Đặc điểm sinh trưởng cây ngọc lan
Cây ngọc lan có tốc độ sinh trưởng trung bình.
Cây thuộc loài ưa ánh sáng hoặc ưa bóng một phần. Thích hợp trồng trên đất có nhiều mùn, thoát nước tốt và độ pH trung bình.
Cây được trồng bằng hạt hoặc chiết cành.
Tác dụng
– Cây ngọc lan trồng để làm cây lấy bóng mát, cây cảnh công trình, đường phố, trồng trong vườn hoa, công viên và trường học.
– Cây có mùi thơm dễ chịu và màu sắc đẹp mắt nên thường được trồng để tạo cảnh quan đường phố.
– Cây được dùng để làm mỹ phẩm, dược.
Để trồng được cây ngọc lan đẹp và khỏe thì nguồn giống phải được chọn cẩn thận. Chọn cây bố mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh, hình dáng đẹp. Khi quả ngọc lan chín (quả chuyển từ màu xanh sang nâu) thường vào khoảng tháng 1 đến tháng 3 dương lịch, đem phơi vài ba nắng nhẹ để tách lấy hạt, sau đó hong khô ở nơi râm mát từ 2 đến 3 ngày.
Trước khi gieo hạt, ngâm hạt ngọc lan trong nước ấm (40-50 độ C). Mỗi ngày rửa chua cho hạt trong nước ấm (30-40 độ C), sau khoảng 3 đến 5 ngày hạt trương và có hiện tượng nứt nanh thì đem ươm vào bầu hoặc khay cát và lấp một lớp đất dày 1 cm. Sau khi ươm xong cần phủ rơm rạ và làm giàn che cho cây con. Sau khi gieo từ 2 đến 3 ngày, hạt bắt đầu nảy mầm, lúc này cần lấy bớt rơm rạ để tránh làm tổn hại đến cây con.
Khi trồng, cần làm hố rộng khoảng 50 cm sâu 40 – 60 cm. bón lót vào hố trước khi trồng. Khi trồng cây cần phủ kín bầu khoảng 5 – 10 cm. Rào cây cẩn thận và tưới giữ ẩm cho cây trong 1 – 2 tuần đầu.
Xem thêm >>
Cách chăm sóc cây ngọc lan
– Trường hợp cây ngọc lan được trồng trong chậu thì cần cho đầy đủ đất tốt, phân bón và phải chú ý tới vấn đề thoát nước, tránh trường hợp cây bị ngập úng.
– Trường hợp trồng cây ngoài vườn cần chọn nơi đất cao ráo, tầng đất canh tác dày, đất không bị nhiễm chua mặn, trồng cây thành hốc cao để tránh trường hợp cây bị ngập úng.
– Cắm cọc định vị, phòng tránh trường hợp cây bị đổ do gặp gió, bão. Tránh trường hợp cây bị đổ, rễ sẽ chết và bị chết cây.
– Cần tỉa cành ở giai đoạn đầu để định hình tán và giúp cây giữ sức nuôi cây phát triển