Cây hoàng lan thường được trồng làm cảnh. Hoa hoàng lan có mùi rất thơm, được dùng làm nước hoa. tinh dầu…. Vỏ cây hoàng lan được chế biến thành thuốc chữa nhuận tràng.
Sơ lược
Tên thường gọi: cây hoàng lan
Tên gọi khác: cây ngọc hoàng lan
Tên khoa học: Cananga odorata
Họ: Annonaceae
Nguồn gốc xuất xứ: Philippnes, Indonesia và Malaysia
Công dụng
Cây hoàng lan thường được trồng làm cảnh. Hoa hoàng lan có mùi rất thơm, được dùng làm nước hoa. tinh dầu…. Vỏ cây hoàng lan được chế biến thành thuốc chữa nhuận tràng
Đặc điểm hình thái
Thân: Thuộc loài cây xanh có hoa đẹp cao khoảng từ 10 đến 15 m, tán có hình trụ, cành thường mọc ngang và rất dễ gãy.
Tán: Độ rộng tán cây từ 5 – 10 cm
Lá: Lá đơn mọc cách, xếp thành 2 hàng trên cành nhỏ và dễ rụng. Phiến lá mỏng và mềm, có hình trái xoan, phần mềm hơi gợn sóng, đỉnh lá thuôn, 2 mặt nhẵn, dài từ 15 đến 20 cm, rộng từ 5 đến 8 cm.
Rễ : Rễ cây Hoàng lan không ăn quá sâu vào lòng đất, dễ chính của cây chỉ dài khoảng 60 cm, còn những rễ bên thì phát triển mạnh mẽ tới hàng mét. Bởi vậy, cây mới có thể bám chắc vào nền đất và sinh trưởng..
Xem thêm>> Cây liễu trắng, Cây lim xẹt, Cây lộc vừng
Đặc điểm sinh lý, sinh thái
Cây hoàng lan thuộc loài cây ưa thích các loại đất chua.
Cây sinh trưởng bình thường, phù hợp với nhiều loại đất khác nhau như: đất sét, đất pha cát, không chịu được úng, phèn, mặn.
Tốc độ sinh trưởng: Hoàng lan có tốc độ sinh trưởng nhanh
Phù hợp với: Loài Hoàng lan có thể sinh trưởng trong rừng nhiệt đới, trên núi, gần hồ và biển. Chúng phát triển mạnh mẽ hơn nhiều so với các loài lan khác. Vì thế chúng đều dễ dàng phát triển mà không cần phải chăm sóc đặc biệt.
Cách chăm sóc
Chế độ Nước: cần tưới cho hoàng lần 3- 4 lần / tuần
Đất trồng: tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, độ ẩm đầy đủ
Ý nghĩa phong thủy
Cây Hoàng Lan tượng trưng cho sức sống tràn trề, mạnh mẽ. Bởi lẽ không giống như các loài hoa lan khác thường khó trồng, cây Hoàng Lan vẫn có thể phát triển ngay cả khi bạn ít quan tâm chúng.