Giới thiệu chung về cây tùng la hán
Tên thường gọi: Tùng La Hán
Tên gọi khác: Cây thông La Hán, La Hán Tùng
Tên khoa học: Epipremnum aureum.
Họ: Podocarpaceae (thông tre)
Nguồn gốc xuất xứ: Đài Loan
Phân bố ở Việt Nam: trên khắp cả nước
Đặc điểm chung của cây tùng la hán:
thân gỗ cứng họ thông, có các cành phân nhánh, xanh tốt, màu đẹp và bắt mắt. Lá dài ngắn lớn nhỏ khác nhau tùy cây, dạng lá kim và mọc xoắn ốc. Thể hiện ý chí quân tử, thanh cao, nhã nhặn.
Ý nghĩa phong thủy: thể hiện ý chí quân tử, thanh cao, nhã nhặn. Đem đến an lành và phúc lộc, thịnh vượng và mạnh mẽ. Xua đuổi tà khí và khí độc, đem lại vận may cùng tiền bạc.
Ý nghĩa môi trường: Thanh lọc, làm sạch không khí, hút bụi và loại bỏ độc tố và tô điểm thêm cho không gian, đặc biệt trong các căn biệt thự, trước các nhà vườn, trong sân nhà, trong khuân viên chùa…
Công dụng: Sử dụng để trang trí và trưng bày, trồng cây trong khuân viên biệt thự, nhà vườn, trong hoa viên công ty, công viên, gia đình, đền chùa…v.v
Vị trí ứng dụng: Trong vườn nhà, trước cửa nhà, trong công ty, khuân viên, công viên, trong khuân viên chùa, đình
Đối tượng hay sử dụng nhất: Các hộ gia đình, những người chơi cây cảnh, các căn biệt thự nhà vườn, khuân viên hoa viên của các công ty, doanh nghiệp, trong chùa chiền và các khu vực kiến trúc khác.
Mục đích sử dụng cây tùng la hán:
- Sử dụng để trang trí, làm đẹp, trồng cây phong thủy, trừ tà cản độc.
- Sử dụng làm quà tặng khai trương.
- Sử dụng để thanh lọc không khí, đem lại thẩm mỹ cho tổng thể công trình
Đặc điểm hình thái:
Thân, Tán, Lá: thân gỗ cứng họ thông, có các cành phân nhánh, xanh tốt, màu đẹp và bắt mắt. Lá dài ngắn lớn nhỏ khác nhau tùy cây, dạng lá kim và mọc xoắn ốc.
Đặc điểm sinh lý, sinh thái: Thân gỗ cứng họ thông, đẹp và vững vàng. Lá hình kim, dáng đẹp và vững vàng giống tượng La Hán. Cao nhất có thể lên đến 10m.
Tốc độ sinh trưởng: sinh trưởng trung bình.
Phù hợp với: thích hợp với đất cát ấm áp, ẩm ướt nhưng cần thoát nước tốt để tránh ngập úng.
Xem thêm >> Cây bàng đài loan
Phân loại
– Cây tùng la hán Bắc : Lá dài và mỏng, mắt lá rất thưa so với tùng Nam.
– Cây tùng la hán Nam : Lá dài hơi to ngang, dày hơn chút, mắt lá khít hơn Tùng Bắc.
– Cây tùng la hán lưỡi chim : Lá hơi cong về mặt sau, đuôi lá hơi nhọn, kích thước lá bằng khoảng 2/3 tùng la hán Nam, mắt lá khít, nhìn nhuyễn và mềm mại.
– Cây tùng la hán Đài Loan: Lá dài, to ngang hơn tùng ta, đầu lá tròn chứ không nhọn, dày, đầu lá non ra như bông cúc, màu lá hơi lợt (nhạt).
– Cây tùng la hán Đài Loan lá nhỏ: tương tự lá tùng la hán Đài Loan nhưng ngắn và chỉ to bằng phân nửa loại lớn, đầu búp non ra chùm chùm như tia chiếu của kim cương nên có nơi gọi là tùng kim cương.
Ngoài các Tùng trên, trong mỗi loại còn chia ra làm 2 loại là Đực và Cái. Tùng Cái thì có hoa và quả thì ra như ông sư La Hán ngồi tụng kinh nên gọi là Tùng La Hán.
Cách chăm sóc:
tưới nước ít nhất 1 tuần 1 lần, bổ sung phân bón mỗi tháng.
- Chế độ Nước: Nhu cầu nước trung bình
- Ánh Sáng: Ưa sáng.
- Đất trồng: Không cần bón phân thường xuyên.
- Sâu bệnh: Ít sâu bệnh.
Hiện tại Cây xanh VN đang có cây tùng la hán, mọi thông tin cần biết các bạn vui lòng liên hệ 0971.896.626 biết thêm thông tin chi tiết.