Cây giáng hương là loài cây gỗ quý nhưng cũng có thể được trồng làm cây cảnh và tạo cảnh quan nên chính vì thế mà chúng được đông đảo người dân ưa chuộng. Giáng hương được chúng tôi bán với số lượng nhiều, cả hàng khai thác và hàng ủ đảo.
Tên phổ thông : Cây Hương Tên khoa học : Pterocarpus macrocarpus Kurz Đặc điểm sinh trưởng của cây giáng hương.
Giáng hương là một loại cây họ Đậu, là loài bản địa Đông Nam Á, bao gồm Đông Bắc Ấn Độ, Myanma, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Đây là loài cây có tán rộng tròn to, tán lá có chiều cao khoảng từ 25 đến 40m. Thông thường, giáng hương sẽ thay lá vào mùa khô, gốc có bạnh vè, vỏ, màu nâu sẫm, nứt dọc. Cành non mảnh và có lông. Giáng hương thường mọc ở độ cao từ 100-800m so với mực nước biển, cây chịu được nhiệt độ tối cao tuyệt đối 37,7-44,4oC và tối thấp tuyệt đối 4,4-11,2oC, mọc tốt ở vùng có lượng mưa 1270–1520 mm/năm. Trong 2 năm đầu cần che bóng cho cây, tỷ lệ che bóng 50 – 70%.
Loài cây này mang đến lợi ích kinh tế cao cho người trồng, gỗ của chúng cứng, có mùi thơm nhẹ, ít bị nứt nẻ, không bị mối mọt, hoa vân của gỗ rất đẹp nên chính vì thế mà chúng rất được ưa chuộng. Đáng chú ý, giáng Hương có tác dụng bảo vệ môi trường, cải thiện không khí và thường được trồng tạo bóng mát tại các khu đô thị, công trình, đường phố,….
Rễ cây Giáng Hương có vi sinh vật cộng hưởng còn có khả năng cố định đạm cải tạo đất. Kỹ thuật trồng cây Cây giáng hương rất dễ trồng. Giáng hương được trồng và nhân giống bằng hạt hoặc bằng cây nhưng nếu như bạn trồng nó bằng cây lưu ý, trước khi trồng nên xé túi bầu. Làm cỏ vun gốc 1 tháng sau khi trồng.Hàng năm định kỳ 6 tháng làm cỏ, bón phân, vun gốc một lần, lượng phân bón (100gr NPK )/1ần bón. Bón phân trong 3 năm đầu.
Phân bố của cây: Giáng hương là một loại cây họ Đậu, là loài bản địa Đông Nam Á, bao gồm Đông Bắc Ấn Độ, Myanma, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Tại nước ta, cây được trồng phổ biến nhưng được trồng nhiều ở Nam bộ, nhất là ở Đồng Nai, đảo Phú Quốc. Đặc biệt, giáng hương thường mọc trong rừng nhiệt đới mưa mùa thứ sinh, cây ưa sáng, đất cát pha, tầng đất sâu dày.