Cây Thông có nguồn gốc từ nước Đức ở thời phục hưng từ thế kỷ thứ 16. Cho đến nay cây mọc phân bố rộng rãi khắp Bắc bán cầu, lục địa Á – Âu. Và hiện tại, ở Việt Nam, cây thông được lựa chọn làm cây công trình mang lại vẻ đẹp cảnh quan cho đường phố, sân vườn, khu đô thị.
Khi nhắc tới cây thông mọi người thường có những liên tưởng tới một mùa Noen (Giáng sinh an lành). Tuy có vóc dáng giống như cây hồng lộc nhưng cây thông có phần ngọn nhọn hơn, và dễ thích nghi với khí hauaj nhiệt đới. Tại Việt Nam cây được trồng phổ biến ở khắp nơi như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Sơn la, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Thuận, Lâm Đồng…
Cây thông có phân ra làm 3 loại: “Aceh”, “Tapanuli” và “Kerinci”. Về hình thái thì thân chúng có phần khác nhau, nhưng chúng đều có khả năng chống chọi với sâu bệnh rất tốt, đặc biệt là loài sâu Milionia basalis.
Cây thông có tên gọi khác là: Cây thông, cây Noel, thông nhựa, thông bắc bộ, thông hoàng mai…
Tên khoa học Pinus
Thuộc chi trong họ Thông (Pinaceae) và cũng là chi duy nhất trong phân họ thông (Pinoideae).
Đặc điểm của cây thông
Cây thông công trình thuộc cây gỗ lớn, khi trưởng thành cây có độ cao 35 m, chiều cao dưới cành khoảng 25 m, đường kính thân dao động từ 45 – 75 cm chiều cao dưới cành. Cây có lớp vỏ dày, màu nâu xám ở phần gốc, lên phía trên thì lại chuyển thành màu đỏ nhạt. Những cành thông ở phía dưới thường có tán rộng lớn hơn, nằm ngang, những cành ở phía trên thì mọc chếch. Lá thông có hình kim, hợp thành từng đôi, dài từ 12 – 25 cm, lá mảnh, thô và cứng, có màu xanh thẫm, gốc lá có hình ống, bẹ lá dài khoảng 2 cm, sức sống dai. Mặt cắt ngang có từ 2 – 3 ống nhựa ở giữa hoặc ở phía trong thịt lá. Nón thông mọc đơn độc hoặc mọc thành từng đôi có hình trứng thuôn dài từ 5 – 11 cm và hầu như là không có cuống. Quả nón, có vẩy, vẩy quả nón non năm thứ nhất sẽ không có gai, nhưng sang năm thứ 2 thì bắt đầu chuyển dạng hình trứng và hình trụ, mặt vảy có hình thoi, mép trên hơi dày, lồi, cạnh sắc, phía dưới thì hơi dẹt, có 2 gờ ngang và dọc đi qua giữa. Hạt thông rất nhỏ, có hình trái xoan, hơi dẹt và có cánh, cánh dài từ 1 – 2,5 cm.
Ứng dụng của cây thông
– Cây thông thường được sử dụng trồng làm cây công trình đẹp, cây bóng mát tại công viên, cây cảnh bonsai, và cây giáng sinh Noel, trang trí tiểu cảnh sân vườn, công viên, dọc lối đi…
– Gỗ của cây có nhiều công dụng trong ngành xây dựng, có thể sử dụng như làm gỗ lạng, ván ép, gỗ bốc, đóng mộc, gỗ nhỏ nhẹ nên được sử dụng làm nguyên liệu bột giấy, ván sợi ép. Đặc biệt loại thông Caribe có chất lượng cao nên cho giá thành kinh tế cũng rất cao, ngược lại, nhựa của loại cây này lại dễ bị bắt nửa.
Đặc điểm sinh trưởng cây thông
Cây thông công trình là loại cây có biên độ sinh thái rộng, nên sinh sống cũng khá đa dạng với nhiều loại đá cằn cỗi, đá sỏi, nghèo chất dinh dưỡng. Cây thông thuộc loại cây ưa sáng, chịu hạn tốt, thích ứng với độ chua pH= 3.5 – 4.5. Khi cây còn non sinh trưởng khá chậm, nhưng sau khi đạt tới độ tuổi 30 – 40 năm thì sẽ sinh trưởng nhanh hơn và chiều cao cũng tăng nhanh hơn.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thông
– Cây thông khi còn non tức ở giai đoạn gần 1 năm tuổi, cây giống đặt được chiều cao từ 20 – 26 cm là có thể mang ra ngoài đất trồng.
– Thời vụ trồng cây thích hợp nhất và khoảng cuối đông, đầu mùa xuân. Bởi lúc này độ ẩm cao, thời tiết ấm áp, rễ cây dễ dàng tiếp xúc với đất, bám chặt vào đất.
– Thời gian ban đầu khi mới trồng cần phải làm cỏ thường xuyên cho cây, xới đất tạo độ xốp, đánh vỡ bề mặt váng, bón phân và giữ ẩm cho đất.
– Nếu trồng cây thông để phát triển kinh tế, với 1 ha có thể trồng được 1000 cây.
– Cần đề phòng sâu bệnh hại cây đặc biệt là bệnh “Vàng lá”, bệnh róm hay rơm lá. Trường hợp bệnh xuất hiện ở cây non bạn cần phải xử lý ngay bằng thuốc diệt nấm và vi khuẩn.
– Có một điều cần lưu ý đối với những đối tượng trồng thông phát triển kinh tế. Rừng thông rất dễ bắt lửa, dễ cháy đặc biệt là vào mùa khô. Bởi vậy các bạn cần phải có biện pháp bảo vệ, canh phòng nghiêm ngặt để tránh trường hợp cháy rừng xảy ra, gây thiệt hại về kinh tế
Xem thêm >> Cây sấu, Cây sung, Cây Thiết Mộc Lan