Đặc điểm cấu tạo của cây tùng tháp
Cây tùng tháp thuộc dạng cây bụi lớn có chiều cao trung bình từ 2-3m, với điều kiện tốt cây phát triển hết mức có thể đạt độ cao từ 6-8m, Cây thuộc dòng ưa nắng. được trồng nhiều làm cảnh quan, làm thuốc.
Lá cây tùng tháp: lá cây dẹt tạo thành vảy mỏng; thuộc dạng lá kim có màu xanh mọc đối. Lá cây trắc có màu xanh bóng mọc xung quanh cây, khi vò nát hoặc chà sát lá thì sẽ thấy mùi thơm dịu của tinh dầu.
Thân của cây có màu nâu có lớp vỏ mỏng, thân khá dẻo dai; thuộc cây bụi nên lúc nhỏ ít lộ rõ vì được bao bọc bởi lượng lớn lá của cây, khi cây lớn trưởng thành thì mới lộ rõ thân.
Hoa của Cây: Cây hiếm khi ra hoa, nhưng những cây mọc tự nhiên trên sườn núi, đồi thì có thể bắt gặp hoa, còn các cây công trình thì ít khi bạn bắt gặp.
Hoa có dạng hình nón màu xanh hoặc xám thuôn dài khoảng 2,5cm ; mỗi nón hoa có nhiều vẩy bao bọc, khi bóc ra có hạt hình trứng màu nâu đen suông dài
Ứng dụng của cây tùng tháp

Cây tùng tháp được nhiều người ưa trồng trong cảnh quan sân vườn tạo thành đường viền lối đi và trồng công trình vì có dáng đẹp , rất dễ chăm sóc và cắt tỉa.
Cây tùng tháp thường dùng lá và hạt sấy khô để chữa trị bệnh trong y học phương đông
Lá cây có Vị đắng, chát, mát ứng dụng chữa ho, sốt và lợi tiểu cầm máu, chữa thổ huyết, chảy máu cam, ho ra máu, tử cung xuất huyết.
Hạt của cây dùng chữa mất ngủ, hay quên, người yếu, ra mồ hôi, táo bón…
Ngoài ra cây Tùng tháp còn tạo cảnh quan xanh và thanh lọc không khí bẩn rất tốt.
Xem thêm >> Cây Osaka Hoa Vàng, Cây Phong lá đỏ, Cây Phượng Tím